KHÁNG BỌT

Tên gọi: Chống bọt AQUI – S

Quy cách:

Chi tiết sản phẩm

Bọt xuất hiện trong hệ thống xử lý gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình xử lý nước: chiếm một phần thể tích bể phản ứng, ảnh hưởng đến quá trình hiếu khí vì làm cản trở quá trình trao đổi oxy, bọt có thể đi vào đường ống dẫn nước gây tắc ống. Bọt thường xuất hiện tại các bể: hiếu khí, kị khí và lắng thứ cấp. Nguyên nhân là trong nước thải có chứa lượng lớn chất hoạt động bề mặt, chất hoạt động bề mặt thường có mặt trong các lĩnh vực sau:

  • Trong công nghiệp dệt nhuộm: chất làm mềm cho vải sợi, chất trợ nhuộm;
  • Trong công nghiệp thực phẩm: chất nhũ hóa cho bánh kẹo, bơ sữa và đồ hộp;
  • Trong công nghiệp mỹ phẩm: chất tẩy rửa, nhũ hóa, chất tạo bọt;
  • Trong ngành in: chất trợ ngấm và phân tán mực in;
  • Trong nông nghiệp: chất để gia công thuốc bảo vệ thực vật.

Việc sử dụng chất kháng bọt để loại bỏ bọt trong quá trình xử lý nước là việc cần thiết.

Tên gọi: Chống bọt AQUI – S

Quy cách:

Mô tả/tính chất vật lý:

  • Hình dạng: chất lỏng nhớt màu trắng;
  • Mùi: có mùi nhẹ;
  • Điểm sôi: 100oC;
  • Trọng lượng riêng: 1.0 tại 25oC;
  • Độ nhớt: 1.500 cP tại 25oC;
  • Điểm  phát sáng: >100oC;
  • Giới hạn dễ cháy: không xác định;
  • Độ hòa tan trong nước: không xác định.

Các tính chất khác:

  • Tính ổn định hóa học: ổn định;
  • pH: 3,5.

Ảnh hưởng tới sức khỏe:

Cấp tính:

  • Nuốt phải: khả năng nuốt phải thấp khi sử dụng bình thường;
  • Mắt: tiếp xúc có thể gây kích ứng;
  • Da: không gây kích ứng đáng kể khi tiếp xác một thời gian ngắn;
  • Hít phải: kích ứng hô hấp nhẹ.

Mãn tính:

  • Nuốt phải: nuốt phải nhiều lần hoặc một lượng lớn có thể gây tổn thương cục bộ;
  • Da: tiếp xúc nhiều lần hoặc trong thời gian dài có thể gây kích ứng;
  • Hít phải: không có thông tin.

Tác dụng gây đột biến: không biết;

Ảnh hưởng sinh sản: không biết;

Tác dụng gây ung thư: không biết;

Sơ cứu:

  • Nuốt phải: được chăm sóc y tế;
  • Mắt: rửa mắt với nước trong 15 phút ngay lập tức;
  • Da: không cần sơ cứu;
  • Hít phải: không cần sơ cứu.

Để phòng khi sử dụng:

  • Tiêu chuẩn tiếp xúc: không có giới hạn tiếp xúc tại nơi làm việc;
  • Kiểm soát kỹ thuật: thông gió được khuyên dùng;
  • Bảo vệ con người: kính bảo hộ được khuyên dùng, không cần bảo vệ đặc biệt cho hô hấp hoặc da, rửa tay trước khi ăn, uống và hút thuốc.
  • Dễ cháy: sử dụng hợp lý và lưu trữ cách xa vật liệu oxy hóa.

Thông tin xử lý an toàn:

  • Lưu trữ và vận chuyển:

Giữ cách xa nguồn nhiệt;

Lưu trữ tại nơi đóng kín;

Lưu trữ tại nơi khô, thoáng và xa ánh nắng mặt trời;

Không có yêu cầu vận chuyển đặc biệt.

  • Tràn:

Lượng tràn nhỏ có thể được lau bằng vải hoặc giấy. Thông thường các chất hấp thụ (cát, mùn cưa, vermiculite, ...) có thể được sử dụng để thu gom lượng tràn lớn;

Rửa lại vùng bị tràn với nước sau khi thu gom hết.

  • Thải bỏ:

Theo quy định của địa phương

  • Chữa cháy:

Với đám cháy lớn sử dụng: chất hóa học khô, bọt hoặc phun nước. Với đám cháy nhỏ sử dụng: CO2, hóa chất khô hoặc phun nước. Nước được sử  dụng được làm mát trong các thùng chứa khi tiếp xúc với lửa. Nên cung cấp thiết bị bảo vệ hô hấp.