MẬT RỈ

Tên gọi: Mật rỉ đường

Quy cách: 25 lít/can

Xuất xứ: Việt Nam

Chi tiết sản phẩm

Hiện nay, nguồn cacbon hữu cơ thường được bổ sung vào quá trình xử lý nước thải có cơ chất thấp mà nitơ và photpho lại cao. Việc bổ sung cơ chất làm cân bằng tỉ lệ BOD : N : P = 100 : 5 : 1 đối với quá trình xử lý hiếu khí hay COD : N : P = 350 : 5 : 1 đối với quá trình xử lý kị khí, điều này đồng nghĩa với việc cân bằng nguồn chất hữu cơ và dinh dưỡng có trong nước thải, thúc đẩy quá trình xử lý nitơ và photpho có trong nước thải. Một trong những loại nguồn cacbon hữu cơ thường được ứng dụng trong xử lý nước thải đó là mật rỉ đường.

Mật rỉ đường là chất còn lại sau khi đã sản xuất đường bằng phương pháp cô và kết tinh. Mật rỉ đường chiếm từ 3 - 5% trọng lượng mía đem ép, có màu đen, đặc sánh. Thông thường, hàm lượng chất khô trong mật  rỉ  đường  là  70  –  85%  (theo  khối lượng),  còn  lại  chủ yếu  là  nước.  Trong  đó, đường chiếm khoảng 60%, bao gồm 35 - 40% saccarosa, 20 – 25%  đường khử; lượng còn lại là chất phi đường: 30 – 32% là hợp chất hữu cơ và 8 – 10% là chất vô cơ. Chất hữu cơ không  chứa  nitơ gồm  có  pectin,  chất  nhầy furfunol,  acid.  Ngoài  ra  còn  có  các  hợp  chất không  lên  men  được  như caramen,  chất  màu. Hợp chất hữu cơ chứa nitơ chủ yếu là  ở dạng amin  như acid  glutamic,  alanine.  Lượng  nitơ trong mật rỉ  đường chỉ khoảng 0,5 đến 1%.

 

Tên gọi: Mật rỉ đường

Quy cách: 25 lít/can

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần, đặc tính của mật rỉ đường

- pH: 3,5 – 4,1

- Màu: nâu đen

- COD: 960.000 – 1.175.000 mg/L

- BOD: 440.000 – 556.000 mg/L

Do mật rỉ đường có màu và có sẵn hàm lượng nhỏ nitơ và photpho, vì vậy cần tính toán một cách cẩn thận liều lượng cần thiết để châm vào bể.

Quy trình sơ cứu khi tiếp xúc

- Hít phải: di chuyển đến nơi không khí trong lành và hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần;

- Tiếp xúc với da: rửa sạch bằng xà phòng với nhiều nước;

- Tiếp xúc với mắt: rửa sạch với nhiều nước và hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần;

Lưu trữ: lưu trữ nơi thùng chứa kín ở nơi khô mát, tránh nhiệt, ngọn lửa và ánh nắng mặt trời.

Có thể tính toán lượng mật rỉ đường cho vào bể theo công thức sau:

C1    x     V1 =  C2       x      V2

Trong đó: ​

C1: Nồng độ COD trong mật rỉ đường (mg/L)

C2: Nồng độ COD muốn tăng lên trong bể (mg/L)

V1: Thể tích mật rỉ đường muốn thêm vào bể (L)

V2: Thể tích bể (L)